NGUỒN GỐC CHÈ THÁI NGUYÊN

“Chè Thái, gái Tuyên”, đó là câu cửa miệng của nhiều người khi nói về hai vùng đất của trung du miền núi phía Bắc. Chè ngon phải kể đến chè Thái Nguyên, còn con gái đẹp, dịu dàng thì phải kể đến con gái Tuyên Quang, hẳn rằng câu nói đó không quá đề cao nét độc đáo của hai vùng đất, nhưng ẩn dấu trong đó những điều hoàn toàn khiến cho người ta tin tưởng.

-Nguồn gốc và xuất xứ của cây chè Thái Nguyên:

  • Về nguồn gốc của cây chè, theo truyền thuyết thì loại cây này có nguồn gốc từ Trung Hoa xưa. Người đã phát hiện ra loại cây này chính là Viêm Đế, hay còn gọi là vua Thần Nông – một trong Tam hoàng, vào khoảng năm 2730 TCN. Khi đó đang cùng đoàn tùy tùng của mình nghỉ chân dưới một gốc cây thì có một cơn gió cuốn vài chiếc lá lạ vào trong siêu nước đang sôi. Ngay lập tức, nước trong siêu chuyển sang màu xanh ngả vàng và hương thơm từ trong siêu tỏa ra đã khiến nhà vua yêu thích. Sau đó nhà vua đã mang về nghiên cứu và phát hiện ra tác dụng to lớn của chè.
  • Theo thư tịch cổ Việt Nam thì cây chè từ lâu đã có hai loại: một là được trồng ở vùng đồng bằng sông Hồng, một là ở vùng núi phía Bắc. Như vậy, chè là một loại cây vô cùng phổ biến và đã có từ rất lâu đời, trở thành một thức uống, một phương thuốc hữu hiệu được nhiều người ưa chuộng.

-Hình dáng và các bộ phận của cây chè Thái Nguyên:

  • Rễ chè: Là dạng rễ chùm, thường ăn sâu xuống lòng đất khoảng hơn 1m. Nếu đất là đất tơi xốp thì rễ sẽ ăn sâu hơn rất nhiều.
  • Lá chè: Các lá mọc ở trên cành, mọc cách nhau một khoảng đều đặn gọi là đốt. Cứ mỗi đốt là sẽ có một lá. Gân lá thường nổi lên rất rõ, màu sắc của lá phụ thuộc vào loại chè mà có màu đậm hay nhạt. Rìa lá có hình răng cưa, sờ vào hơi ngứa.
  • Hoa chè: Hoa chè rất đẹp, có 5 hoặc 7 cánh. Cánh hoa màu trắng cong cong, bao bọc lấy nhuỵ hoa màu vàng sáng ở bên trong. Cây thường ra nụ vào tháng 6 nhưng lại phải đến tháng 11 hoặc tháng 12 mới nở hoa. Nụ hoa màu xanh, be bé như hạt ngọc sáng ẩn giấu dưới chiếc lá. Một cây chè thường có rất nhiều hoa, trung bình khoảng từ 100 đến 200 bông.
  • Búp chè: Đây là đoạn non nhất của cành chè. Bao gồm có một vài lá non và tôm chè – Phần non tận cùng của cành chè, chưa xoè ra lá. Đây cũng chính là phần người ta thu hoạch để chế biến và sản xuất ra nhiều loại chè khác nhau. Vì vậy nên đây là phần quan trọng nhất và có giá trị nhất.
  • Quả chè: Thuộc dạng quả nang. Mỗi quả gồm khá nhiều ngăn, bên trong có khá nhiều hạt. Quả có màu xanh đậm. Bên trong là hạt chè rất cứng, có màu nâu sẫm.

-Giá trị về dinh dưỡng, về văn hóa của cây chè Thái Nguyên:

  • Trước hết phải nói đến giá trị tuyệt vời của các chất có trong chè giúp chống ung thư, ngăn ngừa béo phì.
  • Chè thúc đẩy quá trình trao đổi chất, được cho vào nhiều thực đơn ăn kiêng.
  • Ngoài ra bã chè phơi khô còn giúp vệ sinh khử mùi hôi, khi đốt có thể đuổi được các loài sinh vật như gián, kiến…
  • Caffeine có trong chè giúp chúng ta tỉnh táo vào mỗi sớm. Tuy nhiên không nên dùng quá nhiều.
  • Thói quen dùng trà là nét nổi bật được gìn giữ của người Việt…, trà đạo là một nét giá trị trong văn hóa nhiều nước phương Đông.

-Giá trị kinh tế của cây chè Thái Nguyên:

  • Chè là loại cây có giá trị xuất khẩu khá lớn, mang lại nguồn lợi không nhỏ dành cho người dân.
  • Sản xuất và chế biến chè là một ngành có triển vọng và được đầu tư khá nhiều.
  • Với thói quen dùng chè và việc các quán đồ uống xuất hiện ngày càng nhiều, cây chè ngày càng có giá trị và được chú trọng phát triển.

-Cách chăm sóc và gieo trồng:

  • Cần phải chú ý nhiều đến mật độ gieo trồng, đất và khí hậu khi lựa chọn trồng chè.
  • Không chỉ vậy, cần chú ý quá trình chăm sóc, phân bón…

– Cảm nhận về chè

Ngày nay, chúng ta đang tiến nhanh trên con đường hiện đại hóa đất nước, sự tất bật khiến cho con người ta luôn thèm một cảm giác thanh thản và nhẹ nhàng để quên đi những giờ phút lao động mệt nhọc và căng thẳng. Bên cạnh đó là, sự chia sẻ và lắng nghe giữa mọi người trong cuộc sống. Và vì thế, chè Thái Nguyên ngày càng có vị trí quan trọng trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Khi một người con Thái Nguyên đi xa, luôn tâm niệm trong mình niềm tự hào về “đứa con tinh thần” của vùng đất.

Và khi du khách đến thăm Thái Nguyên, hãy thưởng thức chè dù chỉ một lần, cái cảm giác ngây ngất, được đắm mình trong cái ngào ngạt, thơm ngát, nhẹ nhàng nhưng lan tỏa khắp da thịt, thì lúc đó, bạn đã đến Thái Nguyên rồi đấy! Nghệ thuật uống chè trở thành một “đạo”, và là một thú vui hết sức tao nhã và đôi khi hết sức cầu kì. Do đó, chúng ta thấy “trà đạo” của Nhật Bản là một trong những nghi thức văn hóa mang đậm phong cách phương Đông. Chỉ có trong cách uống chè ta mới thấy được những điều đó.

Khi bước chân lên mỗi vùng miền của đất nước là mỗi cảm nhận khác nhau trong bức tranh tươi đẹp chung của Tổ quốc. Chậm rãi, khoan thai, thong thả đi dạo trên những cánh đồng chè, những đồi chè của Thái Nguyên ngút tầm mắt, bạn sẽ cảm thấy lâng lâng và như hít sâu vào lồng ngực mình một thứ cảm giác chỉ có được ở nơi đây mà thôi. Trồng chè, chế biến chè, sao chè và đảm bảo chất lượng qua thời gian là cả một quá trình nghệ thuật. Quá trình ấy là một nét đẹp cần được bảo tồn và lưu giữ cho con cháu muôn đời. Nhưng song song với đó là việc làm cho chè Thái Nguyên trở thành một thương hiệu để có thể cạnh tranh trên thị trường là điều vô cùng cần thiết.

Mỗi khi Tết đến xuân về, ngồi bên ấm chè xanh nóng trong không khí ấm cúng của ngày mồng 1, mọi người đều cảm thấy sức xuân đang đâm chồi nảy lộc như chính những mầm chè xanh đang vươn lên nhìn cánh én. Và trong cái không khí nóng bức củamùa hè, những giây phút thư giãn bên chén trà thực là những giây phút thư thái.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Main Menu

Gọi Ngay
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon